BỆNH VIỆN ĐA KHOA
Ngày cập nhật: 09/07/2020

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN
THÔNG TIN THUỐC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TP. Hồ Chí Minh , ngày 20 tháng 5 năm 2020

TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG LÂM SÀNG

Kính gửi:

Bác sĩ điều trị

Khoa lâm sàng

  1. Khái niệm về tương tác thuốc:
    • Tương tác thuốc là phản ứng giữa một thuốc và một tác nhân thứ hai.
    • Tương tác thuốc bao gồm:
      • +Thuốc – thuốc
      • +Thuốc – thức ăn
      • +Thuốc – bệnh lý
      • +Thuốc – yếu tố khác (môi trường, chất nội sinh,…)
    • Mức độ tương tác thuốc:
      • +Mức 1: tương tác cần theo dõi
      • +Mức 2: tương tác cần thận trọng
      • +Mức 3: cân nhắc nguy cơ / lợi ích
      • +Mức 4: phối hợp nguy hiểm
     2 -Tương tác thuốc là có hại?
    • Đa số các tương tác thuốc là có hại.
    • Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn nhiều loại tương tác có lợi cho cơ thể, ví dụ:
      +Lipid trong thức ăn giúp tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D ,E ,K): dùng chung với bữa ăn.

    +Naloxone đối kháng thụ thể morphinic với Morphin: dùng để cai nghiện Morphin.

+Adrenalin gây co mạch ngoại biên tại chỗ. Tiêm dưới da Procain hay Lidocain trộn Adrenalin tác dụng gây tê kéo dài hơn.

        3-Một số cặp tương tác thuốc – thuốc hay gặp trong lâm sàng:

 

STT

CẶP TƯƠNG TÁC

ẢNH HƯỞNG

XỬ LÝ

MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC

THUỐC 1

THUỐC 2

1

Alopurinol

Acid ascorbic

Dùng đều đặn acid ascorbic liều cao, có thể làm kết tủa urat ở thận.

Với người bệnh Gout, cần tránh làm acid hóa nước tiểu và nên tăng lượng nước tiểu bài tiết bằng đồ uống có tính kiềm, tạo điều kiện cho sự hòa tan các tinh thể urat.

Mức độ 4

2

Itraconazol

Colchicin

Itraconazol làm tăng nồng độ Colchicin trong máu dẫn đến tăng độc tính (có thể gây tử vong trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận)

Thay thế Itraconazol thành Miconazol hoặc ngừng Itraconazol ít nhất 2 tuần trước khi sử dụng Colchicin

Mức độ 4

3

Metformin

Thuốc cản quang chứa Ido

(Iobitridol, Ipromid acid…)

Gây suy thận cấp, tích lũy Metformin, nhiễm toan lactic (đe dọa tính mạng)

Dừng Metformin trước 48h và chỉ dùng lại sau khi chức năng thận bình thường

Mức độ 4

4

Metoclopramid

Sulpirid

Tăng nguy cơ các phản ứng ngoại tháp hoặc hội chứng thần kinh ác tính

Tránh phối hợp, nếu phải phối hợp cần theo dõi chặt chẽ biểu hiện ngoại tháp hoặc hội chứng thần kinh ác tính (co cứng cơ, sốt, đổ mồ hôi, nhầm lẫn)

Mức độ 3

5

Simvastatin

Clarithromycin

Clarithromycin ức chế enzym CYP3A4 làm tăng nồng độ Simvastatin trong máu. Tăng độc tính của Simvastatin như tiêu cơ vân, đau cơ, yêu cơ, suy gan…

Tránh phối hợp
Thay thế Clarithromycin bẳng Azithromycin hoặc thay Simvastatin bằng Rosuvastatin.

Mức độ 3

6

Spironolacton

Ức chế men chuyển

Nguy cơ làm tăng kali máu, rối loạn dẫn truyền tim

Tránh kê đơn đồng thời hai thuốc này, đặc biệt với người bệnh cao tuổi, suy thận và suy tim

Mức độ 3

7

Sulfamid hạ đường huyết (Gliclazid, Glimepirid, Glipizid,…)

Glucocorticoid

Giảm tác dụng hạ đường huyết do tính chất tăng đường huyết của Glucocorticoid. Giảm dung nạp thuốc, nguy cơ nhiễm ceton

Lưu ý tác dụng của Glucocorticoid khi điều trị với các thuốc hạ đường huyết.

Mức độ 3

8

Aspirin

Các Nsaids khác

Làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng của NSAIDs

Aspirin – ketorolac: chống chỉ định
Aspirin – các NSAID khác: nên tránh phối hợp này, bác sỹ cần lưu ý tương tác có thể xảy ra và có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

Mức độ 2

9

Ciprofloxacin

Theophylin

Làm tăng độc tính của theophyllin. Các phản ứng nghiêm trọng và nghiêm trọng đã bao gồm ngừng tim, co giật, động kinh trạng thái, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Nếu phối hợp: Giảm 30-50% liều theophyllin khi bắt đầu dùng ciprofloxacin
Theo dõi nồng độ và các dấu hiệu độc tính của theophyllin: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, buồn nôn, run,..
Xem xét thay ciprofloxacin bằng quinolon khác (moxifloxacin)

Mức độ 2

10

Thuốc bổ sung hormone tuyến giáp (levothyroxin)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Thuốc kháng acid

Cản trở hấp thu hormone tuyến giáp, gây nhược giáp.

Tăng liều hormone tuyến giáp
Uống cách nhau ít nhất 4-6h

Mức độ 2

 

      4 - Tổng kết:

         Đơn vị thông tin thuốc cung cấp thông tin để các Bác sĩ và Khoa Phòng lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, có chỉ định an toàn, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân, tăng cường theo dõi, xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại (ADR) của thuốc nêu trên (nếu có).

               Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: KD

ĐƠN VỊ TTT

DS. HOÀNG NGỌC TƯỜNG VI

TRƯỞNG BAN GIÁM SÁT THÔNG TIN THUỐC

 

 

 

 

 

 

BS.CKII. NGUYỄN KHẮC VUI

 

 

Tin đọc nhiều nhất
Chuyên trang
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Online: 1
Hôm nay: 11
Hôm qua: 227
Tháng này: 18,858
Năm nay: 20,705
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900.636.170

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
LIÊN HỆ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA
Địa chỉ: 125 Lê Lợi, Phường Bến Thành , Quận 1 , TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38291711 , Tổng đài CSKH & đặt lịch khám bệnh : 1900.636.170
Email : bv.saigon@tphcm.gov.vn
Website: benhviendakhoasaigon.vn